Huấn luyện viên Alex Ferguson: Huyền thoại vĩ đại làm thay đổi lịch sử bóng đá

Huấn luyện viên Alex Ferguson Huyền thoại vĩ đại làm thay đổi lịch sử bóng đá

Sir Alex Ferguson, nhân vật huyền thoại đã làm thay đổi lịch sử bóng đá Anh. Bất chấp sự thật rằng Sir Alex đã lui vệ hậu trường đã gần một thập kỷ nhưng tên tuổi của ông vẫn tiếp tục được nhắc đến như một trong những nhân vật nổi tiếng nhất của làng túc cầu thế giới. Hãy cùng caulacbobongdamanchesterunited tìm hiểu.

Dù chiếc ghế huấn luyện của MU đã có chủ nhân mới, nhưng hẳn thời gian qua người hâm mộ sẽ không thể nào quên được hình ảnh vị huấn luyện viên xuất sắc nhất trong lịch sử bóng đá Anh miệng luôn nhai kẹo cao su, khuôn mặt đỏ ửng trong các tình huống đội nhà gặp bất lợi hay nhảy cẫng lên sung sướng như một đứa trẻ khi các cầu thủ con cưng của mình ghi bàn.

Sir Alex Ferguson rời Manchester United vào năm 2013, ở tuổi 71 để lại 26 năm gắn bó với nhiều chiến tích ngoạn mục cùng 38 chức vô địch lớn nhỏ và nhiều nỗi buồn trong lòng người hâm mộ. Bài viết dưới đây Câu lạc bộ bóng đá Manchester United sẽ cùng bạn đọc nói về vị cha già đáng kính: huấn luyện viên Alex Ferguson.

Xem thêm: lịch bóng đá anhhttps://nhandinhbongda.host/, lịch thi đấu bóng đá 24h

Câu chuyện về huấn luyện viên Alex Ferguson

Những người ủng hộ Scotland lâu năm có thể nhớ về cầu thủ Alexander Chapman Ferguson hoặc sau này là HLV Alex Ferguson là nhà vô địch quốc gia Scotland với hai đội bóng Mirren và Aberdeen nhưng có lẽ với những fan hâm mộ bóng đá trên toàn thế giới khi nhắc đến huấn luyện viên Alex Ferguson là nhắc đến vị cha già đáng kính của đội chủ sân Old Trafford.

HLV Alex Ferguson, người từng dẫn dắt East Stirlingshire, St. Mirren, Aberdeen và đội tuyển quốc gia Scotland, được bổ nhiệm thay thế HLV Atkinson ở Old Trafford vào mùa Đông năm 1986. Ngày 6/11/1986, nhà cầm quân sinh năm 1941 chính thức được bổ nhiệm vào vị trí dẫn dắt Manchester United, nhưng có lẽ ông cũng không lường trước được sẽ viết nên chương hào hùng nhất của đội bóng Đông bắc nước Anh.

Câu chuyện về Sir Alex Ferguson Kỷ nguyên vàng son cùng MU
Câu chuyện về Sir Alex Ferguson Kỷ nguyên vàng son cùng MU

Trận đấu đầu tiên của Alex Ferguson sau khi tiếp quản một MU đang gặp khó khăn là trận thua 0-2 trước câu lạc bộ Oxford United. Với một đội hình từng đứng đầu châu Âu dưới thời Sir Matt Busby và những cầu thủ vĩ đại như George Best, Bobby Charlton, Denis Law … vị trí cuối cùng trên bảng xếp hạng là không thể chấp nhận được. Mặt khác, Ferguson đã cố gắng thay đổi tâm lý thi đấu của những học trò như Paul McGrath và Bryan Robson để giúp MU từng bước cải thiện và hoàn thành mùa giải ở vị trí thứ 11, một thành tích không phải quá tệ.

Mặt khác, Ferguson suýt bị sa thải nếu ban lãnh đạo Manchester United không kiên nhẫn với ông sau 3 mùa giải trắng tay trên mọi đấu trường. Sau đó, những fan MU đã gọi chiến thắng chung kết FA Cup của đội trước Crystal Palace vào năm 1990 là một khoảnh khắc quan trọng trong lịch sử của câu lạc bộ, bởi vì nếu thất bại, Ferguson sẽ phải khăn gói ra đi và khi đó lịch sử huy hoàng của đội bóng đã không được viết nên.

Kỷ nguyên Cantona và thế hệ 1992 với những chức vô địch Premier League đầu tiên

Tài cầm quân của Alex Ferguson vẫn còn bị đặt dấu hỏi, dù rằng ông đã giành được FA Cup hay Cúp C2 châu Âu với chiến thắng trước Barcelona năm 1991 nhưng ông cũng giống như nhiều HLV khác trước mình, đã không thể tái hiện thành tích của Sir Busby vĩ đại: đó phải là danh hiệu vô địch ngoại hạng Anh.

Sau đó, Ferguson hứa sẽ mang chiếc cúp vô địch trở lại Old Trafford sau nhiều mùa giải Liverpool thống trị, và ông đã thực hiện lời hứa đó bằng cách mua Eric Cantona và đây được cho là “món hời lớn nhất trong lịch sử MU”. Dù chỉ có giá 1,2 triệu bảng, nhưng chân sút huyền thoại người Pháp để lại dấu ấn đậm nét cho toàn bộ giới mộ điệu tại Anh bằng kỹ thuật điêu luyện, tinh thần chiến đấu của một thủ lĩnh đích thực và khả năng thúc đẩy đồng đội.

Cantona đã dẫn dắt MU đi một mạch đến chức vô địch Premier League đầu tiên (sau khi giải vô địch Anh chính thức mang tên mới) vào năm 1993 sau 26 năm chờ đợi dài đẵng đẵng của người hâm mộ Quỷ đỏ và mở ra một chương mới tươi đẹp cho MU.

Trong những mùa giải tiếp theo dưới thời huấn luyện viên Alex Ferguson, chiến thắng và những danh hiệu liên tục đến với đội chủ sân Old Trafford. Việc ký hợp đồng với tiền vệ trẻ Roy Keane để thay thế Bryan Robson trong mùa giải 1993/94 mang lại lợi ích to lớn cho MU. Đây được xem là quyết định sáng suốt và là mảnh ghép còn thiếu để Sir Alex bắt đầu xây dựng đế chế Man United cho riêng mình.

Dòng màu trẻ hồi sinh Quỷ đỏ cùng Alex Ferguson

Nửa đỏ thành Manchester tiến tới chức vô địch Premier League 1993/94 với đầu tàu Cantona, thủ môn Peter Schmeichel (mua từ năm 1991), cùng những cầu thủ trẻ triển vọng như Keane, Ryan Giggs … và tiếp tục vô địch FA Cup sau khi đè bẹp Chelsea với tỉ số cách biệt 4-0.

Một năm sau, mọi thứ trở nên khó khăn hơn khi Cantona bị treo giò 8 tháng sau khi gây ra scandal tai tiếng với cú kungfu vào người cổ động viên Crystal Palace. Việc bổ sung những cầu thủ trẻ “cây nhà lá vườn” như Gary Neville, Nicky Butt, Paul Scholes hay David Beckham cũng như bản hợp đồng trị giá 7 triệu bảng với Andy Cole là không đủ để giúp MU vô địch Premier League và FA Cup.

Ở mùa giải tiếp theo, Alex Ferguson còn thực hiện một cuộc thay máu lớn hơn khi bán Paul Ince, Mark Hughes, Kanchelskis … và đặt niềm tin vào những cầu thủ trẻ nói trên, bất chấp Liverpool, Arsenal và Newcastle đều có những thương vụ bom tấn cho riêng mình. MU thất bại 1-3 trước Aston Villa ở trận mở màn mùa giải 1995/96 khiến BLV Alan Hansen phải nhận xét: “MU không thể giành chiến thắng với các cầu thủ trẻ” nhưng rồi đến cuối mùa giải, tay BLV này đã phải gửi lời xin lỗi đến Sir Alex và các cầu thủ trẻ của ông.

Với những ngôi sao trẻ Giggs, Scholes và Beckham cùng với sự trở lại đúng lúc của Cantona đã giúp MU trở thành đội bóng đầu tiên 2 lần giành cú đúp danh hiệu quốc nội khi vô địch Premier League và FA Cup. Quan trọng hơn, thành tích đó đã được tái lập chỉ sau một năm và mang dấu ấn của Ferguson, người được coi là HLV tài năng nhất nước Anh.

Cú ăn ba lịch sử và tước vị hiệp sĩ

Cú ăn 3 vô đối và tước vị hiệp sĩ
Cú ăn 3 vô đối và tước vị hiệp sĩ

Sẽ là một thiếu sót rất lớn khi nhắc về huấn luyện viên Alex Ferguson mà không nhắc đến cú ăn ba đáng nhớ ở mùa giải 1998-1999. Trước mùa giải quan trọng này, MU đã vô địch Premier League một lần nữa vào mùa giải 1996/97, nhờ sự bổ sung quan trọng với ngôi sao Ole Gunnar Solskjaer trong đội hình.

Đến mùa 1997/98 thất bại trước Pháo thủ thành London Arsenal của tân HLV Arsene Wenger đã khiến Sir Alex quyết định ký hợp đồng với tiền đạo Dwight Yorke và hậu vệ Jaap Stam để cải thiện chất lượng đội hình.

Với một đội hình thiện chiến tại mùa giải 1998/99, MU dễ dàng vươn lên dẫn đầu. MU đã vô địch Premier League và FA Cup với những khoảnh khắc khó quên, nhưng khi nhắc đến mùa giải năm ấy hẳn những người hâm mộ Quỷ đỏ vẫn còn nhớ như in về trận chung kết lịch sử với Bayern Munich trên sân nhà Nou Camp.

Sau khi đánh bại Juventus 3-2 ở trận lượt về trên sân của đối thủ ở bán kết, MU tiến vào trận chung kết Cúp C1 châu Âu đầu tiên kể từ năm 1968. Hùm xám nước Đức Bayern là đối thủ của họ, và quả đá phạt của Mario Basler đã giúp đội bóng Đức dẫn trước 1- 0 ngay từ phút thứ 6 của trận đấu.

Tỉ số vẫn được giữ nguyên cho đến hết 90 phút thời gian thi đấu chính thức nhưng không ai có thể tin được những gì diễn ra trong ba phút bù giờ định mệnh ấy, Teddy Sheringham và Solsa lần lượt ghi bàn cho MU từ 2 quả phạt góc của David Beckham đưa Manchester United lên đỉnh châu Âu lần thứ hai trong lịch sử CLB.

Cú ăn ba của huấn luyện viên Alex Ferguson đã đưa ông vào hàng ngũ những nhà quản lý vĩ đại nhất trong lịch sử nước Anh, và ông được phong tước hiệp sĩ vào ngày 12 tháng 6 năm 1999. Kể từ đó, tất cả các bài báo và thông tin về ông đều có tiêu đề là Sir Alex Ferguson.

Một cá tính khác biệt và bảng vàng thành tích

Alex Ferguson đã đạt được một kỉ lục vô tiền khoáng hậu khi ông quyết định nghỉ hưu sau 26 năm làm huấn luyện viên của Manchester United. Chính Sir Alex là người giữ kỉ lục về thời gian dẫn dắt một đội bóng lâu nhất và là chiến lược gia sở hữu nhiều danh hiệu nhất trong lịch sử. 38 danh hiệu mà ông giành được cùng MU là con số lớn nhất so với bất kỳ HLV nào từng giành được tại xứ sở sương mù, nhưng di sản mà ông tạo ra còn vĩ đại hơn thế.

Trong thời gian Alex Ferguson làm huấn luyện viên trưởng MU, Ferguson không hoàn toàn là một cá nhân kiệt xuất trên sa bàn chiến thuật khi tên tuổi của ông không gắn liền với một phong cách chiến thuật nào cụ thể. Chẳng hạn như lối chơi phòng ngự phản công nổi tiếng Catenaccio gắn liền với phù thủy Argentina Helenio Herrera, lối chơi tổng lực của Lobanovsky hay phong cách tiki taka hiện đại của Johan Cruyff hay Pep Guardiola.

Một cá tính đặc biệt và đầy ắp vinh quang
Một cá tính đặc biệt và đầy ắp vinh quang

Nhưng Sir Alex thì khác, ông nổi tiếng với khả năng thích nghi, hiểu cách điều chỉnh trận đấu và đội hình sau mỗi lần sa sút để vươn lên tầm cao mới. Mỗi mùa giải, khán giả lại được chứng kiến một MU trở lại mạnh mẽ hơn, và tất cả là do công của người đàn ông 80 tuổi này. Manchester United đã trở lại thống trị Premier League với ba danh hiệu liên tiếp sau khi trải qua bốn năm dưới bóng của Arsenal và Chelsea của Jose Mourinho.

Mùa giải 2011/12, Ferguson đã định nghỉ hưu sớm nếu giúp MU giành danh hiệu thứ 20, nhưng pha lập công của Aguero ở những giây cuối cùng giúp Manchester City giành chiến thắng đã khiến người đàn ông Scotland đã quyết định tại vị thêm một mùa giải nữa để đem về phòng truyền thống của Quỷ đỏ chức vô địch Premier League thứ 13 trong 27 năm làm huấn luyện viên của mình. Kagawa và đặc biệt là Robin Van Persie chính là những sự bổ sung cực kì chất lượng của huấn luyện viên Alex Ferguson trong mùa giải cuối cùng của ông ở thành Manchester.

Chìa khóa thành công của vị chiến lược gia huyền thoại này là ông hoàn toàn kiểm soát câu lạc bộ, từ chiến thuật đến chuyển nhượng, và không bị tác động bởi các thế lực bên ngoài. Không ngôi sao nào được phép vĩ đại hơn CLB dưới thời Ferguson, và ngay cả những cầu thủ tên tuổi như Ruud Van Nistelrooy, Roy Keane, … đều buộc phải rời MU khi có mâu thuẫn với đồng đội hoặc với chính HLV.

Eric Cantona đã từng cho rằng rồi đây lịch sử Man United sẽ xuất hiện thêm những Cantona mới, Giggs mới, Scholes mới, hay Ronaldo mới … nhưng sẽ không bao giờ có một Sir Alex Ferguson thứ hai có thể xuất hiện trong lịch sử CLB.

Alex Ferguson là nhà quản trị đỉnh cao của bóng đá thế giới

Ngoài sự linh hoạt trong chiến thuật, Alex Ferguson còn được chú ý ở khả năng giữ cho đội bóng cực kì đoàn kết trong phòng thay đồ, cũng như vị thế của ông giữa các cầu thủ. Không phải HLV nào trên thế giới cũng thuyết phục được một tài năng khủng như Wayne Rooney thi đấu trái với sở trường của mình mà anh ta vẫn chấp nhận với sự vui vẻ. Sẽ không bao giờ có những cuộc đấu đá nội bộ hay chỉ trích nội bộ trong phòng thay đồ tại Old Trafford bởi vì Ferguson sẽ không bao giờ cho phép điều đó.

Ông luôn ở bên để bảo vệ các học trò của mình cho dù họ gặp vấn đề với phong độ của mình hoặc bị công chúng đả kích kịch liệt. Đó là những trường hợp của Beckham sau World Cup 1998 và Ronaldo sau World Cup 2006. Ông cũng cực kì khéo léo trước giới truyền thông và xử lý mọi chuyện trong phòng thay đồ một cách tốt đẹp như trường hợp Rio Ferdinand quên kiểm tra doping vào năm 2004 hoặc khi Rooney nằng nặc đòi ra đi vào năm 2010.

Người ta thường thấy hình ảnh một “ông già gân” luôn mang ra những lời khẩu chiến và chỉ trích trọng tài sau mỗi trận thua của MU, nhưng họ quên rằng, mỗi lần như vậy, Alex Ferguson lại tự biến mình thành bia đỡ đạn, hướng dư luận vào mình để các học trò có thể tập trung vào chuyên môn của họ với trái bóng tròn. Đó là lý do tại sao, ngay cả những cầu thủ khi rời MU vì những bất đồng với ông như Roy Keane, Beckham hay Jaap Stam đều luôn dành sự tôn kính cho người thầy cũ.

Nghệ thuật quản trị tài ba của Sir Alex
Nghệ thuật quản trị tài ba của Sir Alex Ferguson

Được toàn quyền quyết định vấn đề chuyển nhượng của đội bóng, huấn luyện viên Alex Ferguson cũng có những quyết định mua bán đáng quên trong sự nghiệp. Đáng kể nhất là trường hợp của những bom xịt như Juan Veron, Bebe, Taibi … nhưng đổi lại, HLV người Scotland lại đưa về những Cantona, Rooney, Ronaldo, Nistelrooy, Van Persie, Sheringham, Cole, Van Der Sar … để giúp MU tạo nên hai thập kỷ rực rỡ tại xứ sở sương mù.

Alex Ferguson cũng xuất sắc trong việc đưa ra những phán đoán chắc chắn, thực hiện các thương vụ thành công (mua Ronaldo với giá 12 triệu bảng trước khi bán anh với giá 80 triệu bảng vào năm 2009) và tái đầu tư số tiền thu được vào đội hình. Việc phát triển hài hòa lợi ích thương mại và thành công của đội bóng đã đưa MU trở thành câu lạc bộ cực kì giàu có và sở hữu lượng fan hâm mộ nhất nhì trên thế giới hiện nay. Đặc biệt tại Việt Nam, có lẽ phải gần nửa số người xem bóng đá là fan hâm mộ của nửa đỏ thành Manchester.

26 năm đầy ắp vinh quang của Sir Alex cùng MU

Trong suốt 26 năm quãng thời gian huấn luyện viên Alex Ferguson tại vị ở MU, Real Madrid đã trải qua 24 đời HLV. Inter Milan, Chelsea và Bayern Munich đều sở hữu những con số đáng kinh ngạc: 19, 18 và 14 đời HLV khác nhau. Những con số đó là quá đủ để bàn về sự xuất sắc của Alex Ferguson. Hãy nhìn xem Pep Guardiola đã kiệt sức như thế nào sau 4 năm làm HLV của Barcelona, qua đó mới có thể cảm nhận được quyết tâm và ý chí chiến thắng của Ferguson.

Người đàn ông Scotland từng run tay bần bật sau trận thua Barcelona trong trận chung kết Champions League 2011 không bao giờ bằng lòng và liên tục đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Ông là huấn luyện viên tại vị lâu nhất ở các giải lớn của châu Âu, đã dẫn dắt MU trong 1497 trận.

Người ta có thể nhớ lại những sai lầm khi tuyển dụng của Alex Ferguson, sự cố “chiếc giày bay” mang tính biểu tượng với Beckham, hay những lời chỉ trích của trọng tài … nhưng cuối cùng, huấn luyện viên người Scotland này xứng đáng được ghi nhớ với những điều kỳ diệu mà ông đã mang lại cho thế giới bóng đá.

Ông đã truyền dạy nhiều thế hệ cầu thủ trẻ với những tên tuổi xuất chúng từ nhiều thế hệ như Giggs, Scholes, Ronaldo … và đã phá vỡ vị thế độc tôn của Liverpool tại đảo quốc sương mù. Ở châu Âu, huấn luyện viên Alex Ferguson đã dẫn dắt MU đến hai chức vô địch Champions League, thành tích vượt qua cả Sir Matt Busby vĩ đại.

Lời kết

Có quá nhiều lời tuyệt vời được viết ra, quá nhiều bài báo, cuốn sách, và thậm chí cả bức tượng hay khán đài mang tên của huấn luyện viên Alex Ferguson tại Old Trafford để nói về sự vĩ đại của vị chiến lược gia xuất sắc bậc nhất trong lịch sử này. Quyết định giải nghệ của Ferguson đã để lại một khoảng trống quá lớn trên băng ghế huấn luyện và cho đến tận bây giờ, đã gần một thập kỷ trôi qua MU vẫn đang loay hoay trong việc tìm lại vị thế của mình.

Có thể còn rất lâu nữa hoặc sẽ không bao giờ các Manucians có thể quên được hình ảnh người đàn ông miệng luôn nhai kẹo cao su, mặt đỏ bừng khi đội nhà thua trận và hò hét như một đứa trẻ khi học trò ghi bàn. Việc Alex Ferguson giải nghệ không chỉ với MU mà còn là một mất mát to lớn đối với thế giới bóng đá.